Trước khi thành giáo hoàng Giáo_hoàng_Piô_XII

Gia đình

Eugenio Pacelli năm 6 tuổi (1882).

Giáo hoàng Piô XII tên thật là Eugenio Maria Giuseppe Giovanni Pacelli, sinh tại Rôma, nước Ý ngày 2 tháng 3 năm 1876. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ, rất thân thiết từ thế kỷ XIX với các giới của Vatican.

Cha ông, Filippo Pacelli, là luật sư ở tòa thượng thẩm Rôma (Rota), rồi luật sư hội nghị các hồng y.

Mẹ ông xuất thân từ một gia đình nổi bật về những phục vụ tòa thánh. Ông học ở trường trung học Visconti, một trường công lập.

Trở thành linh mục

Năm 1894, ông bắt đầu học thần học ở đại học Grêgôriô với tư cách là học sinh nội trú của học viện Capranica. Từ năm 1893 đến 1895, ông cũng theo học ngôn ngữ và lịch sử ở Sapienza, đại học Nhà nước Rôma.

Năm 1899, ông trở về trường Apollinariô nơi ông đạt được ba bằng cử nhân về thần học, luật dân sự và giáo luật. Ngày 2 tháng 4 năm 1899, ông được thụ phong linh mục bởi Giám mục Cassetta, phó nhiếp chính của Rôma và là người bạn lớn của gia đình.

Năm 1901, ông vào thánh bộ công vụ ngoại thương của giáo hội, phụ trách những quan hệ quốc tế của Vatican, nhờ sự gửi gắm của hồng y Vannutelli, bạn của gia đình. Tại đây, ông làm minutante (người thảo bản chính). Pacelli tham dự cơ mật viện tháng 8 năm 1903.

Năm 1904, ông được hồng y Gasparri bổ nhiệm vào ủy ban pháp điển hóa giáo luật. Ông cũng trở thành vị phòng hộ Giáo hoàng bí mật, dấu hiệu sự tin cậy của Giáo hoàng. Ông xuất bản một nghiên cứu về Tư cách pháp nhân và tính lãnh thổ của pháp luật, đặc biệt là của giáo luật, rồi một sách nhỏ trắn về sự phân ly của Giáo hội và Nhà nước ở Pháp.

Pacelli đã phải khước từ nhiều lời đề nghị ghế giáo sư giáo luật ở Apollinariô cũng như ở Đại học công giáo Washington. Nhưng ông lại nhận giảng dạy ở hàn lâm viện các quý tộc giáo hội, cơ sở đào tạo của giáo triều Rôma.

Sứ mệnh ngoại giao

Năm 1905, ông được thăng làm giám chức thân cận của Giáo hoàng. Ông tiếp tục được thăng chức một cách nhanh chóng và đều đặn. Năm 1911, trở thành thứ trưởng Bộ công vụ ngoại thường. Điều này đã đưa ông vào danh sách những nhà tư tưởng của ngành ngoại giao Vatican.

Năm 1912, Giáo hoàng Piô X bổ nhiệm ông làm phụ tá tổng trưởng, rồi tổng trưởng năm 1914, ông giữ nhiệm sở này dưới triều Benedictus XV. Lúc bấy giờ, ông đảm nhiệm trách vụ xúc tiến chính sách của Giáo hoàng trong thế chiến thứ nhất.

Đặc biệt, ông đã can ngăn nước Ý bước vào chiến tranh, một phần vì ông sợ một cuộc cách mạng cộng sản ở Rôma. Năm 1915, ông du hành đến Vience và cộng tác với đức ông Scapinelli khâm sứ tòa thánh ở Venezia để thuyết phục hoàng đế Franz Joseph I của đế quốc Áo-Hung kiên nhẫn hơn đối với Ý.

Khâm sứ tòa thánh tại Munich

Năm 1917, Giáo hoàng Biển Đức XV bổ nhiệm Pacelli làm khâm sứ tòa thánh tại Munich, đại diện Giáo hoàng duy nhất của đế quốc Đức. Ông đã thúc đẩy để cho công hàm của Biển Đức XV ngày 1 tháng 8 năm 1917 được tiếp nhận, nhưng chỉ đạt được những kết quả đáng thất vọng.

Ông cũng cố gắng tìm hiểu giáo hội Công giáo ở Đức để biết rõ hơn, thăm viếng các giáo phận và tham dự các cuộc biểu tình của Công giáo như Katholikentag (Đại hội công giáo Đức) và đưa chị Pasqualina về phục vụ ông với tư cách là quản gia cho đến cuối đời. Song song ông tìm hiểu những bàn cãi của Vatican và Liên bang Xô viết. Ông thay các đề nghị Xô viết đối với việc tổ chức Công giáo.

Năm 1926, ông thừa nhận tu sĩ Dòng tên D’Herbigny, người phụ trách việc thành lập một hàng giáo sĩ trong nước Nga. Năm 1920, ông được ủy nhiệm ở Berlin. Năm 1929, ông ký một thỏa ước với Phổ, sau đó được bổ nhiệm làm tổng trưởng ngoại giao và được nâng lên phẩm tước hồng y. Ông trở thành người công tác chính của Giáo hoàng Piô XI và bổ nhiệm làm tổng Giám mục hiệu tòa Sardes.

Năm 1933, nhân danh tòa thánh, ông ký một thỏa ước với Von papen, phó chưởng ấn Công giáo của chính phủ Hitler. Nhưng ngay sau đó những người quốc xã không muốn tôn trọng hiệp ước này. Pacelli gửi 55 công hàm phản kháng chính phủ Đức trong thời gian từ 1933 đến 1939. Vì thế, tháng 3 năm 1937 ông làm cho bản văn của thông điệp Mit brennender Sorge do hồng y tổng Giám mục Munich soạn trở nên nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, thỏa ước không bị bãi bỏ.

Năm 1938, ông nghiêm khắc phê bình việc hàng Giám mục Áo phê chuẩn ngay Anschluss (bạo lực quốc xã ngày 11 tháng 3 năm 1938). Ông đòi hồng y Innitzet, tổng Giám mục Viên, phải tuyên bố lấy lập trường chống sự xâm lược. Innitzet thực hiện điều này ngày 6 tháng 5, nhưng chỉ bằng một bài báo đăng trên Osservatore Romano.